Cakhia

KHÓ VIẾT SÁCH GIÁO KHOA, LÚNG TÚNG SẮP XẾP TH&# rakhoitv

【rakhoitv】Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lúng túng tích hợp môn sử

KHÓ VIẾT SÁCH GIÁO KHOA,ươngtrìnhgiáodụcphổthôngmớiLúngtúngtíchhợpmônsửrakhoitv LÚNG TÚNG SẮP XẾP THỜI KHÓA BIỂU

Đánh giá những điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới trong nội dung lịch sử, GS Đỗ Thanh Bình, đồng chủ biên sách giáo khoa (SGK) lịch sử - địa lý cấp THCS của một bộ sách, cho rằng đối với bậc tiểu học và THCS, chương trình môn lịch sử đã lồng ghép giữa lịch sử thế giới với lịch sử khu vực, lịch sử dân tộc; không còn tách biệt như chương trình 2006 (chương trình cũ).

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lúng túng tích hợp môn sử - địa lý - Ảnh 1.

Một giờ học môn tích hợp sử - địa lớp 7 theo chương trình giáo dục phổ thông mới

ĐÀO NGỌC THẠCH

Nội dung chương trình khá toàn diện. Đối với riêng bậc tiểu học, chương trình hướng tới tích hợp sâu, phù hợp lứa tuổi học sinh (HS) lớp 4, lớp 5. Đối với THCS, chương trình được viết theo thông sử. Lên cấp THPT, chương trình được thiết kế theo chủ đề chuyên đề lịch sử. Ở lứa tuổi này, các em có nền tảng thể lực và có khả năng nhận thức những vấn đề sâu và bản chất của lịch sử. "Có thể khẳng định hướng đi của chương trình là đúng, đổi mới, đã khắc phục được những hạn chế của chương trình đồng tâm trước đó, tránh được sự nhàm chán của HS", GS Bình nói.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra nhiều hạn chế của chương trình nội dung lịch sử ở bậc THCS, THPT. Cụ thể, ở THCS, có những nội dung kiến thức thừa, lặp lại trong chương trình các lớp. GS Bình lấy ví dụ như chương trình môn lịch sử - địa lý lớp 7, trong phần thông sử có đề cập đến các cuộc phát kiến địa lý, sau đó lại được đề cập trong phần chủ đề (tuy có đi sâu hơn)...

Hay như một số yêu cầu cần đạt quá khó đối với lứa tuổi HS THCS hoặc chưa chuẩn gây tranh cãi. Ví dụ như mô tả và giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy phương đông. Đối với HS lớp 6, đây là yêu cầu cao và khó...

GS Bình chia sẻ những bất cập của chương trình cũng đặt ra không ít khó khăn cho tác giả viết SGK. Trong đó, có những yêu cầu cần đạt của chương trình khiến tác giả viết sách khó thực hiện, mà nếu viết thì dễ gây tranh cãi; có những yêu cầu vừa khó vừa không thực hiện được; có những yêu cầu cần đạt quá chung chung làm cho mỗi tác giả viết SGK ở mỗi bộ sách lại hiểu cụ thể rất khác nhau… khiến tác giả rất khó thể hiện làm sao để HS dễ hiểu, yêu thích môn lịch sử.

GS Bình chỉ ra rằng việc tích hợp môn lịch sử và địa lý ở cấp THCS hiện nay khiến nhiều cơ sở lúng túng trong sắp xếp thời khóa biểu môn tích hợp lịch sử - địa lý, lúng túng trong triển khai, đánh giá…

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lúng túng tích hợp môn sử - địa lý - Ảnh 2.

Giáo viên dự giờ tiết học tích hợp môn lịch sử- địa lý

ĐÀO NGỌC THẠCH

"CƯỠNG HÔN" MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ?

GS Đỗ Thanh Bình đề nghị nên tách môn lịch sử và địa lý ở THCS. TS Phạm Thị Kim Anh (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng cho rằng đây là đề nghị mà bà tâm đắc nhất. "Chúng ta đã "cưỡng hôn" lịch sử và địa lý thành một môn học. Chúng ta hãy cho nó ly hôn đi", bà Kim Anh nói.

TS Kim Anh chỉ ra rằng việc gộp 2 môn học này bất cập từ dạy học đến kiểm tra, đánh giá. Trong dạy học, các nhà trường, tổ bộ môn cũng rất khổ, không biết dạy môn nào trước môn nào sau, bố trí giáo viên (GV) thế nào. Khổ nữa là khi làm đề kiểm tra, thầy cô 2 bộ môn cùng làm một đề nhưng bất cập nhất là khi chấm thi, 2 đầu điểm của 2 phân môn cộng vào chia đôi. Điều này dẫn tới thực tế là có HS giỏi về lịch sử nhưng yếu về địa lý, cuối cùng cộng vào chia đôi thì 2 đầu điểm là bằng nhau. "Đây là cách đánh giá không thể chấp nhận được khi mà chúng ta hướng tới đánh giá theo năng lực của người học", bà Kim Anh nêu quan điểm và mong muốn "cuộc ly hôn giữa môn lịch sử và địa lý sớm được diễn ra".

Đồng tình với đề nghị này, ông Trương Quốc Tám, chuyên viên môn lịch sử Sở GD-ĐT Quảng Ninh, nói rất muốn môn lịch sử "ly hôn" môn địa lý vì để lịch sử có vị trí thực sự xứng đáng.

Ông Tám cũng chỉ ra nhiều bất cập trong việc dạy môn lịch sử trong chương trình, SGK. Dù được cải tiến theo hướng đưa kênh hình vào rất nhiều trong SGK nhưng thực ra đây là "kênh hình chết", vì chưa có hướng dẫn GV và HS sử dụng kênh hình hiệu quả.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lúng túng tích hợp môn sử - địa lý - Ảnh 3.

có trường phân công giáo viên đảm trách 2 mạch kiến thức lịch sử và địa lý. Có trường, có thể phân công tách biệt giáo viên dạy từng phần kiến thức.

ĐÀO NGỌC THẠCH

"Tôi biết rất nhiều GV đi dạy nhìn vào hình ảnh lược đồ, biểu đồ, hình ảnh cổ vật… mà không làm cho nó sống động được. Đó là một nội dung kiến thức đưa vào SGK nhưng không có sự sống; bộ học liệu điện tử mà Bộ GD-ĐT quy định nhưng chúng tôi tìm vẫn không thấy ở đâu. Do vậy, tôi đề nghị nội dung bổ trợ trong SGK phải được sử dụng đầy đủ và có hiệu quả. Hiện nay, chương trình mới sắp thực hiện trọn vẹn cả 3 cấp học nhưng những điều kiện để triển khai đồng bộ thì đang rất thiếu", ông Tám nói.

Ông Nguyễn Hữu Hào, chuyên viên môn sử của Sở GD-ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu, nêu thực tế hiện nay triển khai theo hướng GV dạy tích hợp môn lịch sử - địa lý đang đi bồi dưỡng để dạy được cả 2 môn. Tuy nhiên, thời gian bồi dưỡng rất ngắn, chỉ 3 tháng, trong khi mỗi môn học có một đặc trưng riêng.

Cũng theo ông Hào, khi thực hiện chủ trương nhiều bộ SGK, lẽ ra GV có thể chọn nhiều SGK để dạy nhưng có những tỉnh chỉ chọn một bộ SGK nên GV cũng lúng túng trong việc có được sử dụng những SGK mà Bộ GD-ĐT phê duyệt nhưng địa phương không chọn để dạy hay không. Bộ chỉ đạo đề thi kiểm tra, đánh giá sẽ bám chương trình nhưng ra đề thi môn lịch sử mà không bám vào SGK nào thì rất thiếu sử liệu, trong khi các bộ SGK cũng tiếp cận rất khác nhau.

Ông Trần Trung Hiếu, GV môn lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), cho rằng đề nghị Bộ GD-ĐT cần sớm tách môn lịch sử - địa lý ở cấp THCS thành 2 môn học độc lập. "Dạy học tích hợp là tốt, nghĩa là vận dụng các kiến thức liên môn (lịch sử, địa lý, văn học…) để dạy lịch sử tốt hơn, chứ không phải dạy học tích hợp như cách chúng ta đang triển khai", ông Hiếu nói.

Trường phân công giáo viên dạy tích hợp, trường dạy tách biệt

Đề cập đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THCS bắt đầu vào năm học 2021 - 2022, một cán bộ phụ trách chuyên môn của Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay từ năm 2019, Sở GD-ĐT đã phối hợp Trường ĐH Sài Gòn tập huấn cho đội ngũ GV để đáp ứng theo mục tiêu của chương trình.

Với môn lịch sử và địa lý, các trường THCS cử GV tham gia bồi dưỡng, tập huấn để GV tự tin và đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học. Đồng thời tăng cường sinh hoạt chuyên môn, tập huấn hỗ trợ đồng nghiệp để triển khai dạy học hiệu quả môn học. Hiệu trưởng chủ động phân công GV có năng lực chuyên môn phù hợp để đảm nhiệm việc giảng dạy môn học.

Theo ông Nguyễn Công Phúc Khánh, Hiệu phó Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), với nội dung và mục tiêu của chương trình, các trường được quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Như vậy, các trường sẽ chọn phân công GV đảm nhiệm bộ môn theo hình thức tích hợp hay tách biệt.

Cụ thể, theo ông Khánh, có trường phân công GV đảm trách 2 mạch kiến thức lịch sử và địa lý. Có trường, nếu GV chưa tự tin thì có thể phân công tách biệt. Khi đó, thời khóa biểu nhà trường sắp xếp riêng biệt từng phân môn lịch sử, địa lý, đến tiết của GV nào thì GV đó lên lớp.

Cũng theo vị hiệu phó chuyên môn Trường THCS Nguyễn Du, dù tổ chức hoạt động dạy học theo hình thức nào thì tổ, nhóm chuyên môn thống nhất thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học theo định hướng, mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được tổ, nhóm chuyên môn phối hợp xây dựng ma trận, đặc tả phù hợp với chủ đề.

Bích Thanh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap